Thế Nào Là Rau Sạch, Rau An Toàn ?
Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặt tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn" hay còn gọi là “ rau sạch“ .
* Yêu cầu chất lượng của rau an toàn:
+ Chỉ tiêu về nội chất: bao gồm:
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Hàm lượng nitrat (NO3).
- Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As,...
- Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E. coli, Samonella ...) và kí sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris)
Tất cả các chi tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO .
+ Chỉ tiêu về hình thái
Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm); không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
Ưu điểm và lợi ích của thủy canh:
1. Kiểm soát được yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng và chủ động tưới tiêu là ưu điểm vượt trội của phương pháp thủy canh;
2. Không cần dùng đất để canh tác, chỉ cần có không gian nhỏ để lắp đặt hệ thống trồng, tiết kiệm diện tích, tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp.
3. Dễ dàng thích ứng với nhiều điều kiện trồng khác nhau: trồng ở trong nhà, ngoài sân, sân thượng, ban công ... và cả những nơi có điều kiện khắc nghiệt;
4. Thủy canh cho năng suất cây trồng rất cao, trồng được nhiều vụ liên tục trong năm, kể cả trái vụ, chi phí sản xuất hợp lý;
5. Sản phẩm tạo thành sạch tuyệt đối, giàu chất dinh dưỡng, có hình thức mẫu mã đẹp, đồng nhất và tươi ngon;
6. Do nguồn dinh dưỡng tối ưu và điệu kiện trồng cách lý với nguồn phát sinh sâu bệnh hại cây trồng, nên Thủy canh không cần sử dụng các loại thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng và hóa chất độc hại khác;
7. Rất an toàn cho sức khỏe, sản phẩm thủy canh không chứa các độc tố hóa học, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh;
8. Giải phóng lượng lớn sức lao động, phương pháp trồng đơn giản, mọi người, mọi nhà, đặt biệt ở các đô thị đều có thể tham gia trồng cây thủy canh;
9. Góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất do quá trình đô thị hóa nhanh và sự tác động của biến đổi khí hậu;
10. Có ý nghĩa về mặt giáo dục đối với con trẻ, tạo cho con người gần gủi với môi trường thiên nhiên, làm giảm stress cho người có cường độ làm việc cao, đây là cách thư giản cũng rất thú vị.
* So sánh giữa cây trồng cần đất và thủy canh
Trồng cây cần đất & Thủy canh
Trồng cây cần đất
Trong đất trồng, các vi khuẩn phải phân cắt chất hữu cơ phức tạp thành các nguyên tố cơ bản như nitrogen, phosphor, potassium cũng như các nguyên tố vết (vi lượng).
Thức ăn cho cây được cân bằng (dung dịch dinh dưỡng) được hòa tan thẳng vào nước nên thực vật có thể nhận chất dinh dưỡng hoàn hảo mọi lúc.
Trong đất trồng, các vi khuẩn phải phân cắt chất hữu cơ phức tạp thành các nguyên tố cơ bản như nitrogen, phosphor, potassium cũng như các nguyên tố vết (vi lượng).
Đất trồng không thể sản sinh nhiều chất dinh dưỡng trên mỗi diện tích đủ cho hệ rễ có thể hấp thu.
Thủy canh mang lượng thức ăn được cần thẳng tới rễ hơn là bắt rễ thực vật tìm kím nó.
Đất trồng không thể sản sinh nhiều chất dinh dưỡng trên mỗi diện tích đủ cho hệ rễ có thể hấp thu.
Đất trồng giảm sút giá trị dinh dưỡng của nó và khó đo các mục pH và độ màu mỡ.
Giá trị pH và dinh dưỡng của nước được đo và duy trì dễ dàng, vì vậy các thực vật luôn có đủ thức ăn.
Đất trồng giảm sút giá trị dinh dưỡng của nó và khó đo các mục pH và độ màu mỡ.
Chỉ khi các cây trồng trên đất được tưới, các nguyên tố cơ bản mới có thể hòa tan vào nước.
Trong một hệ thống thủy canh, độ ẩm hiện diện trong các khoảng thời gian được kéo dài hay trong mọi lúc.
Chỉ khi các cây trồng trên đất được tưới, các nguyên tố cơ bản mới có thể hòa tan vào nước.
Đất trồng đóng vai trò vật chủ đối với nhiều vi sinh vật có hại.
Các môi trường trồng thủy canh là trơ, vô trùng, một môi trường rất vệ sinh cho thực vật và người trồng.
Đất trồng đóng vai trò vật chủ đối với nhiều vi sinh vật có hại.
Đất trồng cần nhiều việc tưới, có một sự hiện diện các vi sinh vật gây hại cao hơn, thực vật lớn chậm hơn, cần nhiều không gian và chăm cóc hơn.
Thủy canh làm tăng sự tăng trưởng và sản lượng trên mỗi diện tích của thực vật, giảm các vi sinh vật gây hại, bệnh tật và nhu cầu tưới nước thực vật.
Đất trồng cần nhiều việc tưới, có một sự hiện diện các vi sinh vật gây hại cao hơn, thực vật lớn chậm hơn, cần nhiều không gian và chăm cóc hơn.
Thủy canh là cách trồng rau sạch không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Thủy canh - phương pháp trồng rau sạch tại nhà đơn giản giúp người dân ở thành phố có thể áp dụng, đồng thời cũng được coi như một thú tiêu khiển, và cũng là cách thư giãn của những người có cường độ làm việc cao như hiện nay, đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi, người về hưu và trẻ em.
Mô hình trồng rau sạch bằng kỹ thuật thủy canh
Ưu Điểm Trồng Rau Theo Kỷ Thuật Thủy Canh
1. Không phải làm đất, không có cỏ dại.
2. Trồng được nhiều vụ, có thể trái vụ, không cần tưới.
3. Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại.
4. Năng suất cao hơn từ 25% đến 50%.
5. Sản phẩm hoàn toàn sạch đồng nhất.
6. Người già yếu trẻ em có thể tham gia có hiệu quả.
7. Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
Công nghệ thủy canh (hydroponics)
Cây trồng bám rễ vào đất. Không có đất cây… chết chắc. Thế nhưng, nếu không kể phần nước “uống” thì cây chỉ lấy khoảng 5% chất dinh dưỡng từ đất để “ăn”, 95% chất dinh dưỡng còn lại thì “nhà máy cây” tự sản xuất (quang hợp) và tự tiêu thụ. Đất chỉ đóng vai trò như cái kho lưu giữ các chất dinh dưỡng để cây dùng từ từ. Nếu có cách để dự trữ và biến các chất dinh dưỡng thành dung dịch lỏng để cây trực tiếp hấp thụ thì cái “kho đất” không còn cần thiết nữa. Khi đó ta hoàn toàn có thể trồng cây không cần đất. Công nghệ này gọi là hydroponics.
Hydroponics là kỹ thuật trồng thực vật trong dung dịch dinh dưỡng, thường được định nghĩa như là “trồng cây trong nước” hoặc “trồng cây không cần đất”. Bí quyết của kỹ thuật này là cung cấp đủ và đúng lúc cho cây trồng các nguyên tố khoáng cần thiết. Cung cấp đầy đủ cái ăn, bảo đảm đủ ánh sáng, CO2 cho quá trình quang hợp, O2 cho quá trình hô hấp, cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh theo ý muốn của người trồng.
Công nghệ hydroponis đã được nghiên cứu từ thế kỷ XVII. Ðến nay, công nghệ này đã hoàn thiện, hướng đến những nông sản sạch, xanh, không ô nhiễm. Với quy mô gia đình nhỏ lẻ, những chậu hoa hay rau xanh có thể phát triển mạnh mẽ không cần đất nơi góc sân thượng, lan can, bậu cửa. Với quy mô thương mại, những nhà kính trồng hoa, rau, củ, quả… phát triển sạch, năng suất cao, chủ động, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vì không bị ảnh hưởng của những nguồn ô nhiễm từ đất. Không những vậy, vì trồng không cần đất nên có thể chia không gian thành nhiều tầng để nhân đôi, nhân ba diện tích sản xuất.
Điều Kiện Để Trồng Rau Thủy Canh
Tận dụng mặt bằng sân thượng, ban công hay khoảng sân trước nhà:
• Ánh sáng cho cây quang hợp ít nhất 5-6 giờ trong một ngày.
• Cần tránh nước mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng, có thể làm mái che bằng ni lông trắng.
• Cần phun nước 2-3 lần vào buổi trưa nắng gắt đối với rau ăn lá.
• Cần tránh cho cây khỏi bị nghẹt thở: Không bao giờ cho dung dịch ngập hoàn toàn bộ rễ, chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt dung dịch.
Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Thủy Canh
Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ:
• Hộp xốp (45 x 60 x 15 cm)
• Chất dinh dưỡng
• Rọ nhựa gieo hột
• Hạt rau (xà lách, rau muống, cải xanh, cải ngọt, húng quế...)
• Xơ dừa, tro trấu
• Bình phun nước
Các bước thực hiện
1. Chuẩn bị hộp xốp: Hộp xốp có sơn đen bên trong hoặc lót ni long đen để đựng dung dịch.
2. Khoan lổ: Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lổ trên nắp hộp, số lổ phụ thuộc vào từng loại cây trồng: Rau muống, xà lách, cải xanh, ... có thể 24 lổ.
3. Chuẩn bị rọ gieo hạt: Dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, nhồi tro trấu bên trên, đặt rọ vào các lổ đã đục trên nắp hộp.
4. Chuẩn bị hộp xốp, sơn đen; Khoang lỗ trên nắp hạt; Chuẩn bị ro để gieo hạt
5. Gieo hạt: 2-3 hột vào mỗi rọ ở độ sâu khoảng 1cm
6. Pha dung dịch: Dinh dưỡng cô đặc đựng trong chai, lắc thật đều đổ vào thùng xốp, thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn, sau đó khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất 2 cm.
7. Kết thúc: Đặt nắp hộp có sẳn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.
8. Gieo 2 - 3 hạt vào mỗi rọ; Pha dung dịch dinh dưỡng; Đặt nắp hộp lên thùng
Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ:
• Hộp xốp (45 x 60 x 15 cm)
• Chất dinh dưỡng
• Rọ nhựa gieo hột
• Hạt rau (xà lách, rau muống, cải xanh, cải ngọt, húng quế...)
• Xơ dừa, tro trấu
• Bình phun nước
Các bước thực hiện
1. Chuẩn bị hộp xốp: Hộp xốp có sơn đen bên trong hoặc lót ni long đen để đựng dung dịch.
2. Khoan lổ: Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lổ trên nắp hộp, số lổ phụ thuộc vào từng loại cây trồng: Rau muống, xà lách, cải xanh, ... có thể 24 lổ.
3. Chuẩn bị rọ gieo hạt: Dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, nhồi tro trấu bên trên, đặt rọ vào các lổ đã đục trên nắp hộp.
4. Chuẩn bị hộp xốp, sơn đen; Khoang lỗ trên nắp hạt; Chuẩn bị ro để gieo hạt
5. Gieo hạt: 2-3 hột vào mỗi rọ ở độ sâu khoảng 1cm
6. Pha dung dịch: Dinh dưỡng cô đặc đựng trong chai, lắc thật đều đổ vào thùng xốp, thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn, sau đó khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất 2 cm.
7. Kết thúc: Đặt nắp hộp có sẳn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.
8. Gieo 2 - 3 hạt vào mỗi rọ; Pha dung dịch dinh dưỡng; Đặt nắp hộp lên thùng
Chú ý: Theo dõi mực nước trong hộp xốp, cần pha dinh dưỡng thêm vào khi mực nước thấp hơn bộ rễ.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng rau sạch bằng kỹ thuật thủy canh. Nếu quý khách vẫn chưa hiểu hoặc muốn được tư vấn cụ thể, vui lòng nhấc máy và liên hệ với chúng tôi qua Web : http://pngroup.vn/
Chúc quý khách áp dụng thành công và sớm được thu hoạch!
( Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét